Đám cưới của 2 liệt sĩ được đồng đội, gia đình chung tay tổ chức. Ảnh: Chụp từ clip thuộc bản quyền của Trung tâm truyền thông Quảng Ninh.
Ước hẹn thành chồng, thành vợ, cùng chăm con…
Cựu chiến binh Hoàng Như Lý (SN 1952, Hải Sơn, Móng Cái, Quảng Ninh) - bạn thân của đôi vợ chồng liệt sĩ nghẹn ngào chia sẻ, Hồng Chiêm quê Bình Ngọc (Móng Cái, Quảng Ninh) nhập ngũ năm 17 tuổi.
Người con gái có nước da trắng, mái tóc dài và giọng nói ngọt ngào là niềm thương nhớ của biết bao chàng trai. Ngoài sự năng nổ, giỏi bóng chuyền, cô còn hát hay, là cây văn nghệ của đơn vị.
Liệt sĩ Hồng Chiêm
Năm 1975, Hồng Chiêm chuyển ngành về làm nhân viên mậu dịch và công tác trên Pò Hèn.
Tại đây, tình yêu giữa cô với hạ sĩ Bùi Văn Lượng (Quang Yên, Quảng Ninh) - công an vũ trang của đồn biên phòng Pò Hèn chớm nở.
Cửa hàng Hồng Chiêm làm cách đồn biên phòng không xa. Những buổi giao lưu văn nghệ, thể thao của nhân viên mậu dịch với đồn biên phòng, Chiêm không bao giờ vắng mặt.
Anh Văn Lượng thường cùng Hồng Chiêm song ca những bài hát ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước. Giọng ca của họ cứ thế hòa làm một và tình yêu nảy mầm trong sự vun vén, ủng hộ của cơ quan, đoàn thể và đồng nghiệp.
Cả hai dành cho nhau tình yêu son sắt đáng ngưỡng mộ. Lúc gian khổ nhất, họ nhìn nhau để cùng cố gắng.
Vào mùng Một âm lịch hàng tháng, ông Lý vượt quãng đường 40km lên đồn biên phòng Pò Hèn thắp hương cho đồng đội.
“Một lần Chiêm đi công chuyện cho cơ quan, tôi cũng tiện đường nên đi cùng. Khi kết thúc nhiệm vụ trở về, Chiêm hái một bó hoa chuông dành tặng người yêu. Đoạn đường 20 cây số, Chiêm ôm bó hoa một cách trân quý như tình yêu cô dành cho Lượng”, ông Lý nói.
Tháng 1 năm 1979, đúng Tết Nguyên đán, Lượng đưa bạn gái về ra mắt gia đình, tính chuyện ra Giêng tổ chức đám cưới.
Họ dệt bức tranh tươi đẹp về tương lai thành chồng, thành vợ và cùng chăm sóc những đứa con, dựng một ngôi nhà nhỏ, định cư ở mảnh đất Pò Hèn.
Ông Hoàng Như Lý đã đưa anh Lượng gặp đồn trưởng Vũ Ngọc Mai báo cáo tổ chức về ý định kết hôn. Đồn trưởng cùng đồng đội bàn kế hoạch, ngày cưới sẽ bố trí chi đoàn về tham dự.
Đám cưới chưa kịp thực hiện, cuộc chiến tranh biên giới nổ ra. Chiều hôm trước, tình hình chiến sự bắt đầu căng thẳng, Hoàng Thị Hồng Chiêm cùng cửa hàng trưởng từ Tràng Vinh lên Pò Hèn chuyển hàng về tuyến sau theo lệnh cấp trên.
Sáng sớm ngày 17/2/1979, tiếng súng nổ vang trên bầu trời biên giới. Hoàng Thị Hồng Chiêm và các cán bộ, nhân viên cửa hàng Pò Hèn trở thành những người chiến sĩ nơi tuyến đầu của trận chiến đấu bảo vệ biên giới Tổ quốc.
Người con gái đất mỏ yểm trợ cho đồng đội rút lui an toàn, đồng thời xin cấp trên cho ở lại sát cánh chiến đấu cùng người yêu và mọi người trong đồn.
Ông Lý vẫn nhớ như in hình ảnh Chiêm mặc chiếc áo dân quân, chân đi đôi giày vải, anh dũng chiến đấu.
Trong trận đánh, anh Lượng bị thương, Chiêm chứng kiến nhưng không đến được gần, vì địch nã pháo liên tục. Cô nhìn người yêu, ứa nước mắt, động viên anh cố gắng, còn mình tiếp tục nhằm thẳng quân thù mà đánh.
“Đây cũng là lần cuối cùng họ nhìn thấy nhau”, cựu binh Hoàng Như Lý bật khóc kể lại.
Quân địch ồ ạt xông lên, hàng loạt chiến sĩ của ta hi sinh. Cả hai người họ ngã xuống vì sự bình yên của Tổ quốc, khi lời hẹn ước về ngôi nhà nhỏ chưa thành hiện thực.
Đám cưới đẫm nước mắt sau 38 năm hi sinh
Suốt nhiều năm, ông Hoàng Như Lý vẫn đau đáu với lời hứa năm xưa của mình với đồng đội.
“Tôi hứa với hai bạn, ngày cưới sẽ về dự, đưa đón dâu. Đến một ngày, tôi quyết định đi tìm và kết nối hai gia đình của liệt sĩ Lượng - Chiêm lại với nhau và lên kế hoạch tổ chức cho họ một đám cưới. Gia đình hai bên cũng hết lòng ủng hộ”, ông Lý nói.
Tháng 8/2017, đám cưới của hai liệt sĩ diễn ra trong khung cảnh đặc biệt. Cha liệt sĩ Lượng vẫn còn sống, đại diện cho nhà trai, còn nhà gái là em liệt sĩ Chiêm. Do điều kiện đường sá xa xôi nên lễ ăn hỏi, lễ cưới gộp làm một.
Gia đình liệt sĩ Bùi Văn Lượng mang di ảnh đến nhà liệt sĩ Hồng Chiêm làm lễ xin dâu. Ảnh: Chụp từ clip thuộc bản quyền của Trung tâm truyền thông Quảng Ninh.
Toàn bộ nghi lễ, tráp xin dâu, trầu cau ăn hỏi, phong bao đỏ… được chuẩn bị chu đáo. Bạn bè của cô dâu mặc áo dài đỡ tráp ăn hỏi. Ông Lý làm chủ hôn.
Hành trình đón dâu khởi hành từ Hạ Long ra Móng Cái. Gia đình liệt sĩ Lượng đang sinh sống tại đây.
“Phía nhà trai chuẩn bị tiền lễ đen theo phong tục, chúng tôi lo toàn bộ chi phí còn lại. Đây cũng là cách để chúng tôi tri ân đồng đội đã ngã xuống”, ông Lý kể.
38 năm sau ngày mất, 2 liệt sĩ Lượng - Chiêm mới được về chung một nhà trước sự chứng kiến của gia đình, bạn bè và đồng đội.
Nghi thức diễn ra như các đám cưới khác nhưng chỉ có di ảnh cô dâu, chú rể. Tiếng kính thưa, kính gửi quan viên hai họ vang lên cũng là lúc nước mắt mọi người đều rơi.
Đám cưới diễn ra ngay tại ngôi nhà tri ân do địa phương xây tặng, làm nơi thờ cúng liệt sĩ Hoàng Chiêm.
“Gia đình nhà trai đem lễ vật và ảnh liệt sĩ Lượng đến nhà liệt sĩ Chiêm. Lễ xin dâu xong họ gửi lại nhà gái ảnh của liệt sĩ Lượng và rước ảnh của liệt sĩ Chiêm về Hạ Long, đánh dấu ngày hai người chính thức trở thành vợ chồng”.
Ảnh liệt sĩ Chiêm - Lượng được đặt trang trọng trên ban thờ của 2 gia đình.
Sau ngày cưới, trên ban thờ của 2 gia đình có thêm 1 bức ảnh. Vào dịp lễ, người thân vẫn làm mâm cơm, khấn gọi tên 2 người.
Mặc dù lúc còn sống, họ chưa có lễ trầu cau nhưng giờ đây, ở nơi xa, họ có thể mỉm cười viên mãn.
Năm 1979, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã truy tặng Huy chương Tuổi trẻ anh hùng bảo vệ Tổ quốc cho liệt sĩ Hồng Chiêm.
Cựu binh Hà Tĩnh dành dụm lương hưu tặng quà cho bệnh nhân nghèo
5 năm qua, cựu binh Nguyễn Duy Tống ở Hà Tĩnh đều trích lương hưu và tiền trợ cấp thương binh mua xe lăn cũ, hư hỏng về sửa chữa tặng lại cho những người kém may mắn.
" alt="Đám cưới 2 liệt sĩ: Người thân mang di ảnh cô dâu, chú rể làm lễ" />Đám cưới 2 liệt sĩ: Người thân mang di ảnh cô dâu, chú rể làm lễ
Đi du lịch không phải lúc nào cũng diễn ra như kế hoạch. Nơi bạn định ghé thăm đã không còn hoặc đóng cửa, hoặc cũng có thể bị lạc đường. Ngoài ra, bạn có thể gặp gỡ những người mới và có những tình huống vui vẻ bất ngờ. Chấp nhận những sự ngẫu hứng này và biết cách tận hưởng là điều thú vị của chuyến du lịch. Nhưng nếu đi cùng một người bạn luôn muốn di chuyển theo kế hoạch chuẩn bị sẵn thì bạn sẽ không cảm nhận được “đúng chất” của chuyến đi.
Có máu phiêu lưu
Dù bạn là người có tinh thần phiêu lưu mạnh mẽ hay không thì đi du lịch với một người bạn thích phiêu lưu chắc chắn sẽ rất vui. Bạn có thể làm những điều mình chưa từng thử hoặc chưa được trải nghiệm trước đây nhờ người bạn đồng hành du lịch tuyệt vời đó. Và một chuyến đi như vậy sẽ thú vị hơn nhiều so với một chuyến đi được định sẵn theo kế hoạch.
Thông minh đường phố
Thông minh nhờ đọc nhiều sách cũng tốt nhưng thông minh đường phố (street smart) nhờ những trải nghiệm sẽ giúp ích rất nhiều cho chuyến du lịch của bạn. Chuyến đi đến một thành phố mới với người bạn như vậy khiến bạn yên tâm trong suốt hành trình. Ngay cả khi bạn có thể gặp người xấu hay dính vào mớ rắc rối nào đó thì bạn ít có khả năng bị thiệt thòi nhờ đi cùng người bạn đồng hành du lịch tuyệt vời ấy.
Có khiếu hài hước
Trong số bạn bè của bạn, sẽ có những người ảnh hưởng khá nhiều đến tâm trạng của bạn. Đương nhiên là nói đến ảnh hưởng tích cực. Đi du lịch cùng người bạn hài hước và khiến mọi tình huống trở nên dễ chịu hơn thì thậm chí một chuyến đi đầy khó khăn, khổ sở vẫn để lại những kỷ niệm đẹp.
Sẵn lòng thử những món ăn mới
Sự thú vị của những chuyến đi chính là những món ăn địa phương nơi bạn đến. Tuy nhiên, nếu bạn đồng hành du lịch của bạn là người có khẩu vị khó tính và khăng khăng chỉ ăn những món mình thường ăn thì sự thú vị, tuyệt vời của chuyến đi sẽ giảm đi đáng kể. Còn nếu bạn đi cùng một người thích đồ ăn nhanh hơn là ẩm thực địa phương thì bạn có thể trở về nhà sau chuyến đi với rất nhiều tiếc nuối.
Suy nghĩ rộng rãi
Nếu người bạn đồng hành du lịch cứ để tâm đến những điều nhỏ nhặt thì sẽ khiến chuyến đi trở nên khó chịu. Tuy một chuyến du lịch với người bạn như thế có thể vẫn có niềm vui nhưng thường là không vui. Đi du lịch với người bạn biết vượt qua những điều nhỏ nhặt và suy nghĩ rộng rãi sẽ là ý tưởng tốt cho chuyến du lịch vui vẻ.
Có ngân sách du lịch tương tự với bạn
Trước khi đi du lịch, bạn nên xét mình và người bạn đồng hành có chuẩn bị ngân sách tương tự nhau hay không, mỗi người sẽ đóng góp bao nhiêu trong tổng chi phí của chuyến đi. Bạn và người đồng hành du lịch chuẩn bị ngân sách tương tự nhau thì tốt hơn. Ví dụ, dù chi ít tiền cho nhà trọ, khách sạn nhưng bạn muốn tiêu nhiều tiền hơn cho ăn uống và các hoạt động khác nhưng người kia thì lại khăng khăng nhất định phải ở khách sạn 5 sao thì thế nào? Tốt nhất là nên xem xét vấn đề ngân sách du lịch trước khi đi.
Tính cách hướng ngoại
Một chuyến đi với người bạn hướng ngoại sẽ ngập tràn những điều mới mẻ. Bạn sẽ có nhiều cơ hội kết bạn với người dân địa phương, thưởng thức những món ăn hay đi thăm những địa điểm mà họ giới thiệu. Nếu bạn có chuyến du lịch với một người bạn hướng ngoại thì hãy cố gắng tích cực và cởi mở hơn.
Nhạy cảm về văn hóa
Đi cùng người bạn có sự nhạy cảm về văn hóa, hiểu và tôn trọng văn hóa, phong tục của các điểm đến khác nhau là điều thật tuyệt vời. Nếu người bạn đồng hành du lịch luôn muốn biết thêm về văn hóa và sẵn sàng trải nghiệm văn hóa địa phương thì bạn cũng sẽ được tận hưởng một chuyến du lịch đầy thú vị.
Đôi vợ chồng biến ô tô cũ thành căn hộ tiện nghi, thỏa ý đi du lịch
Đôi vợ chồng ở Đắk Lắk đã mua chiếc ô tô cũ về tân trang, sửa sang lại thành ngôi nhà di động, thỏa mãn niềm đam mê du lịch, khám phá.
" alt="10 đặc điểm của người bạn đồng hành lý tưởng trong mọi chuyến đi" />
...[详细]
Hóa ra, chồng tôi trong một lần ra ngoài “vui vẻ” đã để lại hậu quả. Nhưng bấy lâu nay, vì sợ gia đình tan nát nên anh giấu tôi mọi chuyện. Bù lại, anh gửi tiền và thăm nuôi đứa trẻ kia rất đầy đủ, chu đáo.
Hiện, mẹ của đứa trẻ có người tình mới và chuẩn bị kết hôn. Sau khi kết hôn, chị ta sẽ ra nước ngoài sinh sống cùng chồng. Vì nhiều lý do, chị ta không thể mang con theo nên đưa đứa trẻ đến giao cho chồng tôi. Thấy anh chần chừ, chị ta mang thẳng con đến nhà tôi.
Uất hận, tôi không muốn đứa trẻ kia bước chân vào nhà mình. Chồng tôi biết mình có lỗi nên nhất nhất nghe theo ý tôi. Cuối cùng, để cho êm chuyện, mẹ chồng tôi đứng ra nhận nuôi đứa trẻ.
Thời gian trôi qua, nỗi căm giận cũng dần nguôi ngoai trong tôi. Nhiều lúc tôi thấy mình ích kỷ khi buộc một đứa trẻ không được sống cùng mẹ nay cũng không được sống cùng bố. Vì vậy tôi vẫn thường xuyên mua quà, quần áo và sách vở cho cháu. Thỉnh thoảng, gia đình tôi có những chuyến du lịch xa, tôi cũng đưa cháu theo cùng.
Hơn 3 năm sau ngày đứa trẻ xuất hiện thì chồng tôi mất vì bệnh hiểm nghèo. Đây là một cú sốc quá lớn với tôi. May nhờ có họ hàng, gia đình nội ngoại động viên, tôi mới gượng dậy được để lo cho con trai.
Cách đây mấy tuần, mẹ chồng mời tôi về để họp mặt gia đình. Trước mặt 2 chị gái của chồng, bà khóc rất nhiều và có lời nhờ đến tôi. Bà bảo, bà đã tuổi cao sức yếu, nay không thể chăm được cháu - con riêng của chồng tôi. Vì vậy bà muốn tôi đón cháu về nuôi dạy để con tôi có anh, có em.
Bà nói, tôi là người có ăn có học và nhân hậu, bà hi vọng, tôi sẽ giúp đỡ nhà chồng việc khó khăn này. Bà cũng nói, thằng bé đã chịu quá nhiều thiệt thòi trong khi bà đã già yếu không thể lo cho nó chu đáo bằng một người đang làm mẹ như tôi…
Quả thật, sau khi con trai duy nhất qua đời, mẹ chồng tôi suy sụp và sức khỏe yếu đi thấy rõ. Các chị chồng đều đã lập gia đình và ở xa nên về lâu dài, đứa trẻ sẽ không có chỗ nương tựa.
Mẹ chồng hứa, ngoài tài sản chồng tôi để lại, bà có căn nhà mặt phố, sẽ để lại cho mẹ con tôi. Căn nhà có giá trị không nhỏ nên tôi sẽ không quá khó khăn để lo cho các cháu.
Lời đề nghị của mẹ chồng khiến tôi suy nghĩ rất nhiều. Hiện hai mẹ con tôi sống khá ổn nhưng lo thêm cho một đứa trẻ là việc không hề đơn giản. Bên cạnh đó, mẹ cháu đang sinh sống ở nước ngoài không thèm ngó ngàng đến con thì tôi - người không cùng máu mủ có nên nuôi dưỡng?
Nhưng nghĩ đến người đã khuất và sự tha thiết của người mẹ gần đất xa trời, tôi có nên dang tay đón cháu để trọn tình trọn nghĩa?
Chồng làm giám đốc, tôi phải vay anh từng đồng để chi tiêu
Mỗi tháng, chồng “phát” cho tôi 7 triệu đồng làm sinh hoạt phí. Nếu chi tiêu vượt quá khoản đó, tôi phải vay mượn anh…
" alt="Tâm sự người vợ có chồng vừa mất, mẹ chồng nhờ nuôi con riêng cho anh" />
...[详细]
Phát ngôn của nam thanh niên về bức ảnh của Kail Peery.
Thậm chí, loạt ảnh khỏa thân của thanh niên này cũng được nhiều người tìm thấy, theo Asiaone.
Sau khi vấp phải phản ứng của dân mạng, người này lên tiếng rằng trước đó anh ta chỉ là "nêu quan điểm" của mình về những bức ảnh của Kail Peery và lên tiếng thách thức dân mạng.
Tuy nhiên khi các bức ảnh khỏa thân ngày càng được lan truyền, nam thanh niên trở nên kích động và cuối cùng phải cầu xin dân mạng ngừng chia sẻ chúng.
"Làm ơn đừng chia sẻ những bức ảnh đó của tôi nữa. Mọi người muốn tôi làm gì?", người này van xin trước khi đóng trang cá nhân.
Sau đó không lâu, bài đăng đầu tiên "bóc phốt" hành động của nam thanh niên cũng được gỡ.
Đào được chiếc lọ kỳ lạ, chủ nhân được khuyên để ngay vào chỗ cũ
Bên trong chiếc chai kỳ quái có chứa 1 chiếc răng, vài sợi tóc người, một con bọ hung và có lẽ là một ít nước tiểu.
" alt="Từng đăng status quấy rối phụ nữ, thanh niên 'méo mặt' khi lộ ảnh nóng" />
...[详细]
Người giàu Nhật Bản không thích chi nhiều tiền cho nhà cửa, xe cộ. Ảnh: Bloomberg
Trong nghiên cứu của mình, tác giả Miura phát hiện ra rằng 1% người Nhật này có xu hướng tránh sự phô trương. Họ không xây biệt thự và họ tin rằng như thế là ném tiền một cách bừa bãi.
Tuy nhiên, người giàu Nhật Bản sẽ chi tiền cho những thứ mà họ thích và có xu hướng ủng hộ những thứ phi vật chất. Họ thích chi tiền cho nghệ thuật, tới các buổi hoà nhạc hơn là phô trương trên những chiếc xe hơi thể thao hay trang sức đắt tiền. Họ cũng đi du lịch thường xuyên.
Miura cho rằng, giới người giàu mới nổi Nhật Bản đang sống hướng nội nhiều hơn. Họ mua hàng Nhật và đi du lịch trong nước. Họ thích rượu sake xịn thay vì rượu ngoại. Họ cũng thích các tác phẩm nghệ thuật của Nhật hơn là của phương Tây. Đó không chỉ là vấn đề khẩu vị, mà còn là biểu hiện của trách nhiệm công dân.
Những người giàu mới nổi hiểu vị trí của mình trong xã hội và biết rằng nước Nhật cần tiền của họ.
Một đặc điểm khác của tầng lớp người giàu mới nổi ở Nhật Bản là họ tỉnh táo trước sự giàu có của mình. Họ vẫn có xu hướng kiếm việc làm và làm việc cả đời. Lý do chủ yếu là vì họ đạt được sự giàu có là nhờ nỗ lực tự thân hoặc nhờ một số kỹ năng, ý tưởng đặc biệt.
Trên thực tế, điều khiến những gia đình giàu có ở Nhật Bản cứ giàu mãi là vì họ trao cho con cái công cụ kiếm tiền, thay vì cho số tiền đó. Cụ thể là nền tảng giáo dục tốt nhất mà họ có thể dùng tiền để mua được, những hiểu biết cơ bản về cách mà tiền vận hành – những điều mà người bình thường không thể dễ dàng có được.
Theo một nghiên cứu, người giàu mới nổi ở Nhật được chia thành 3 nhóm. Nhóm đầu tiên là những đứa trẻ có cha mẹ giàu có. Tuy nhiên, họ không trông mong vào việc nhận thừa kế. Thay vào đó, họ học hỏi từ tấm gương của bố mẹ và xây dựng chiến lược riêng cho mình.
Theo nghiên cứu, chỉ có 8% dân số nói chung có kinh nghiệm về đầu tư, trong khi 24% con cái của những người có tài sản từ 100 triệu yên trở lên có kinh nghiệm này. 52% trong số đó có danh mục đầu tư chứng khoán.
Nhóm nhà giàu thứ 2 là những cặp đôi quyền lực. Họ đều đi làm và thu nhập ít nhất 10 triệu yên/năm (gần 2,2 tỷ đồng). 44% trong số này có kinh nghiệm đầu tư. Đặc biệt là, nhóm này thường thuê các nhà hoạch định tài chính và các chuyên gia tư vấn cách quản lý tiền bạc vì không không có thời gian để tự làm việc này. Họ tiêu tiền một cách tự do, nhưng chủ yếu cho những thứ giúp họ tiết kiệm thời gian hơn như dịch vụ dọn nhà.
Nhóm cuối cùng là những người già giỏi công nghệ. Họ là những người đã nghỉ hưu, giỏi công nghệ và dành nhiều thời gian online. Họ hiểu cách mà thế giới vận hành. Họ tự học về đầu tư thông qua Internet.
Ước tính có khoảng 8,8 triệu người trong nhóm này – những người có tài sản trung bình lên tới 26 triệu yên (khoảng 5,7 tỷ đồng).
Những điều kỳ lạ nhất chỉ xuất hiện ở Nhật Bản
Có rất nhiều điều kỳ lạ được khám phá ở Nhật Bản, nhưng những thứ dưới đây sẽ khiến bạn kinh ngạc.
" alt="Vì sao người giàu Nhật Bản không màng khoe của?" />